Xe máy điện là phương tiện giao thông xanh ngày càng được nhiều người dùng lựa chọn vì những ưu điểm như: mức giá hợp lý, dễ sử dụng và phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng xe máy điện không phải ai cũng biết chính xác các bộ phận của xe máy điện và cấu tạo của xe máy điện. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin dưới đây.
Ắc quy và pin xe máy điện
Một trong các bộ phận xe máy điện quan trọng đó chính là pin hoặc ắc quy xe máy điện nó được ví như là “trung tâm” của xe điện vì cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động của xe. Mặc dù là bộ phận quan trọng nhưng nó cũng rất dễ bị hỏng hóc nếu người dùng không sử dụng đúng khoa học và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hợp lý. Mỗi mẫu xe máy điện sẽ được trang bị pin hoặc ắc quy với ưu nhược điểm riêng.
Ắc quy xe máy điện có giá rẻ hơn và khả năng thu phóng điện hơn nên xe điện sẽ chạy “bốc” hơn khi dùng ắc quy, mặc dù vậy khả năng tích điện không được nhiều và tuổi thọ không được cao. Ưu điểm xe máy điện dùng pin đó là thời gian sạc nhanh hơn và quãng đường đi dài hơn, tuổi thọ lâu hơn nhưng khó thay thế và giá thành cũng cao hơn. Chi phí cho các bộ phận cấu tạo xe máy điện sẽ quyết định đến giá thành sản phẩm vì vậy để hạ giá thành thì xe máy điện sử dụng ắc quy phổ biến hơn xe máy điện dùng pin.
Động cơ xe máy điện
Bên cạnh pin hoặc ắc quy thì động cơ xe máy điện cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình vận hành xe. Công suất động cơ mà xe được trang bị sẽ quyết định vận tốc tối đa mà xe có thể đạt được. Đối với các mẫu xe đạp điện thì động cơ thường có công suất trong khoảng 250W và vận tốc tối đa 25-30km/h. Đối với xe máy điện thì công suất động cơ có thể lên tới 1200W và vận tốc tối đa lên đến 60km/h
Hệ thống phanh xe máy điện
Hệ thống phanh là một trong các bộ phận của xe máy điện cực kỳ quan trọng với bất kỳ mẫu xe nào không chỉ riêng xe máy điện, nó có tác dụng giúp xe giảm tốc độ và dừng lại một cách an toàn theo ý muốn của người dùng. Hiện nay trên xe máy điện có hai kiểu phanh là phanh đĩa và phanh cơ, trong đó phanh đĩa được trang bị và sử dụng phổ biến hơn vì nó hoạt động tốt hơn. Phanh cơ cũng có cấu tạo nhỏ gọn, tỏa nhiệt tốt và thoát nước khá nhanh, tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ bị mài mòn và người dùng phải thường xuyên thắng dây, phản ứng lực phanh cũng rất khó kiểm soát.
Phanh cơ xe máy điện có cấu tạo nhỏ gọn hơn, không cần dùng lực và ma sát tốt cũng như khả năng chịu được nhiệt độ cao. Tuy nhiên, phanh cơ dễ bị mài mòn tự nhiên, phanh cũng kêu và hay bị bó nên khả năng phanh gấp chậm và giảm hiệu quả phanh.
Cách kiểm tra các bộ phận của xe máy điện
Sử dụng xe máy điện thường xuyên mà không kiểm tra bảo dưỡng sẽ khiến xe dễ bị xuống cấp hoặc gặp các vấn đề, các lỗi. Chính vì vậy bạn nên đưa xe đi kiểm tra định kỳ cũng như có thói quen kiểm tra sơ bộ xe trước khi di chuyển để đảm bảo an toàn.
Kiểm tra trước khi di chuyển:
Toàn thân xe: Cấu tạo của xe máy điện bao gồm các ốc vít để cố định bạn cần kiểm tra ốc vít của các chi tiết có chắc không để kịp thời siết lại
Bánh xe: Kiểm tra bánh xe xem có bị non hơi hay không, nếu bánh xe bị xẹp thì nên bơm căng nhưng lưu ý là không bơm quá căng dễ gây xóc nảy khó chịu khi di chuyển. Sau khi sử dụng xe một thời gian dài bạn nên kiểm tra xe lốp có bị mòn không và thay thế kịp thời
Kiểm tra điện năng xe: Bật chìa khóa lên và kiểm tra lượng điện trong bình còn nhiều hay ít và có đủ để bạn di chuyển hay không, nếu không đủ bạn nên dành thời gian để sạc trước khi di chuyển
Kiểm tra phanh: Phanh là bộ phận vô cùng quan trọng, sẽ rất nguy hiểm nếu trong quá trình bạn vận hành mà phanh không ăn. Bạn cần kiểm tra xem phanh có đảm bảo không, má có bị mòn không để xử lý kịp thời
Điều chỉnh các vị trí tay cầm, yên xe để phù hợp cho tư thế lái xe cũng như vóc dáng của bản thân, đảm bảo thoải mái nhất khi di chuyển.
Đối với bình đựng ắc quy xe máy điện
Đối với bình đựng ắc quy xe máy điện nếu không gặp phải tình huống cần thiết bạn sẽ không cần tháo mở các bộ phận này. Thông thường bình điện sẽ nằm dưới sàn để chân, bạn cần mở khóa nắp đậy, rút dây nối điện với xe và quan sát kỹ lưỡng. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý khi sử dụng xe điện:
– Lau chùi, bảo dưỡng thường xuyên
– Để xe ở nơi thoáng mát, tránh nắng gắt chiếu vào hoặc dễ bị ngập nước
– Chủ động quan sát và thay thế các bộ phận xe bị mòn
– Thay dầu và bôi mỡ cho các bộ phận ma sát như: trục giữa, trục trước định kỳ 6 tháng 1 lần.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu các bộ phận của xe máy điện và những điều mà người dùng xe máy điện cần biết. Hi vọng bạn có thể áp dụng vào thực tế giúp sử dụng khoa học, bền lâu, an toàn và tăng tuổi thọ của xe máy điện. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Quang Thanh để tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo của xe máy điện, có thêm những kinh nghiệm hữu ích khác về sử dụng, sửa chữa xe máy điện.